star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Luyện đọc: Hạc trả ơn


Tiếng Nht

 

むかしむかし、まずしいけれど、こころのやさしいおじいさんと、おばあさんがすんでいました。

 

あるふゆのひ、おじいさんはまちへたきぎをうりにでかけました。

すると、とちゅうのたんぼのなかで、1わのツルが、ワナにかかってもがいていました。

おじいさんは、かわいそうにおもって、ツルをにがしてやりました。

ツルはおじいさんのあたまのうえを3ベんまわって、「カウ、カウ、カウ」と、うれしそうにないて、とんでいきました。

 

そのよる、ゆきが、コンコンとつもっておおゆきになりました。

おじいさんがおばあさんに、ツルをたすけたはなしをしていると、いえのとを、トントン、トントンと、たたくおとがします。

「ごめんください。あけてくださいまし」

わかいおんなのひとのこえです。

おばあさんがとをあけると、あたまからゆきをかぶったむすめがたっていました。

おばあさんはおどろいて、「おお、おお、さむかったでしょう。さあ、はやくおはいり」と、むすめをいえにいれました。

「わたしは、このあたりにひとをたずねてきましたが、どこをさがしてもみあたらず、ゆきはふるし、ひはくれるし、やっとのことで、ここまでまいりました。どうかひとばん、とめてくださいまし」

むすめは、ていねいにてをついてたのみました。

「それはそれはおこまりじゃろう。こんなところでよかったら、どうぞ、おとまりなさい」おじいさんがいいました。

むすめはよろこんで、そのばんはしょくじのてつだいなどして、はたらいてやすみました。

 

あくるあさ、おばあさんがめをさますと、むすめはもうおきて、はたらいていました。

いろりにはひがもえ、なべからはゆげがあがっています。

「まあまあ、おそうじまでしてくれたのかね」おばあさんもおじいさんも、おどろきました。

つぎのひも、そのつぎのひもおおゆきで、いえのとをあけることもできません。

むすめは、おじいさんのかたをもんでくれました。

「なんてよくはたらくむすめさんじゃ。なんてやさしいむすめさんじゃ。こんなむすめがうちにいてくれたら、どんなにうれしいじゃろう」おじいさんとおばあさんは、かおをみあわせました。

すると、むすめがたのみました。

「みよりのないむすめです。どうぞ、このいえにおいてくださいませ」

おじいさんとおばあさんはよろこんで、それから3にんは、まずしいけれど、たのしいまいにちをすごしました。

 

あるひのこと、むすめがはたをおりたいからいとをかってくださいとたのみました。

おじいさんがいとをかってくると、むすめははたのまわりにびょうぶをたてて、「はたをおりあげるまで、だれものぞかないでください」といって、はたをおりはじめました。

 

キコバタトン、キコバタトン。

むすめがはたをおって、みっかがたちました。

「おじいさま、おばあさま、このあやにしきをまちへうりにいって、かえりにはまた、いとをかってきてくださいませ」

むすめはとりのはねのようにかるい、うつくしいおりものをふたりにみせました。

おじいさんがまちへうりにいくと、それをとのさまがたかいねだんでかってくれました。

おじいさんはよろこんで、いとをかってかえりました。

 

むすめはまた、はたをおりました。

「いったいどうして、あんなみごとなぬのをおるのでしょう。ほんのすこし、のぞいてみよう」

おじいさんとおばあさんが、びょうぶのすきまからのぞいてみると、そこにむすめはいなくて、やせこけた1わのツルが、ながいくちばしでじぶんのうもうをひきぬいては、いとにはさんではたをおっていました。

「おじいさんや、おじいさんや」

おどろいたおばあさんは、おじいさんにこのことをはなしました。

 

キコバタトン、キコバタトン。

はたのおとがやんで、まえよりもやせほそったむすめが、ぬのをかかえてでてきました。

「おじいさま、おばあさま。わたしは、いつかたすけられたツルでございます。ごおんをおかえししたいとおもってむすめになってまいりました。けれど、もうおわかれでございます。どうぞ、いつまでもおたっしゃでいてくださいませ」

そういったかとおもうと、おじいさんとおばあさんがとめるのもきかず、たちまち1わのツルになってそらへまいあがりました。

いえのうえを3ベんまわって、「カウ、カウ、カウ」となきながら、やまのむこうへとんでいってしまいました。

「ツルよ。いや、むすめよ。おまえもたっしゃでいておくれ」おじいさんとおばあさんは、いつまでもツルをみおくりました。

 

それからのち、ふたりはぬのをうったおかねで、しあわせにくらしました。

 

 

Tiếng Vit:

 

Ngày xửa ngày xưa, có ông lão và bà lão nghèo nhưng tốt bụng sống với nhau.

 

Một ngày nọ, ông lão đi xuống phố để bán củi.

Giữa đường đi, có một con hạc bị vướng vào bẫy, đang vùng vẫy.

Ông lão thấy nó đáng thương, bèn thả nó đi.

Con hạc lượn 3 vòng trên đầu ông lão, hạnh phúc kêu “Quác, quác, quác” rồi bay đi mất.

 

Đêm đó, tuyết rơi nặng hạt, tuyết chất thành lớp dày.

Khi ông lão đang kể cho bà lão về câu chuyện cứu con hạc, có tiếng gõ cửa cộc cộc vang lên.

“Tôi xin phép làm phiền. Có thể mở cửa được không ạ”

Là giọng một người phụ nữ trẻ.

Bà lão mở cửa ra, có một người con gái đầu phủ đầy tuyết đứng đó.

Bà lão kinh ngạc, kéo người con gái vào nhà “Ấy, ấy, lạnh lắm đúng không. Nào, mau vào nhà đi”

“Con tới ghé thăm một người quen sống ở gần đây, nhưng tìm ở đâu cũng không thấy, tuyết lại rơi, trời lại tối, cuối cùng dừng chân tại đây. Xin ông bà hãy cho con ở nhờ một đêm”

Người con gái chắp tay kính cẩn nhờ ông bà lão.

“Ôi thật tội nghiệp làm sao. Nếu không chê nơi này thì hãy ở lại đây đi” – Ông lão nói.

 Cô gái mừng rỡ, tối đó cô phụ giúp ông bà nấu ăn, làm việc rồi nghỉ ngơi.

 

Sáng hôm sau, khi bà lão tỉnh giấc, người con gái đã dậy và làm việc.

Bếp lửa đã nhóm, từ trong nồi có hơi nóng bốc lên.

“Ôi ôi, cô gái giúp chúng ta đến cả việc dọn dẹp nữa” – Cả ông lão và bà lão đều kinh ngạc.

Cả ngày tiếp theo, ngày tiếp theo nữa tuyết dày, cửa nhà cũng không mở được.

Cô gái bóp vai cho ông lão.

“Thật là một người con gái tháo vát và tốt bụng. Nếu có đứa con gái như vậy trong nhà chúng ta thì còn gì hạnh phúc bằng” – Ông lão và bà lão nhìn nhau nói.

Thấy vậy, cô gái liền nói.

“Con không có họ hàng người thân. Xin hãy cho con ở lại ngôi nhà này”

Ông lão và bà lão rất mừng rỡ, sau đó cả 3 người trải qua những ngày tháng tuy nghèo khó nhưng vui vẻ.

 

Một ngày nọ, cô gái muốn dệt cửi nên xin ông bà lão mua chỉ về.

Khi ông lão mua chỉ về, người con gái dựng tấm bình phong xung quanh khung cửi, nói rằng “Cho tới khi con dệt xong, xin đừng ai nhìn vào bên trong” rồi bắt đầu dệt.

 

Cọt kẹt, cọt kẹt.

Cô gái dệt vải, đã qua 3 ngày.

“Ông lão, bà lão, hãy mang tấm lụa này xuống phố bán, khi trở về hãy mua thêm chỉ cho con”

Cô gái đưa cho hai ông bà xem tấm vải dệt đẹp và nhẹ tựa lông chim.

Ông lão mang xuống phố bán, được một nhà địa chủ mua với giá cao.

Ông lão vui mừng, mua thêm chỉ mang về.

 

Cô gái lại dệt cửi.

“Làm thế nào mà có thể dệt được vải đẹp đến mức đó, ta thử nhìn vào một chút xem.”

Bà lão nói với ông lão vậy, rồi thử nhìn vào khe hở của tấm bình phong, trong đó không có cô gái, chỉ có một con hạc gầy còm, dùng mỏ dài nhổ lông vũ của chính mình, chèn cùng với chỉ và dệt.

“Ông nó ơi, ông nó ơi”

Bà lão hoảng hốt kể với ông lão chuyện đó.

 

Cọt kẹt, cọt kẹt.

Tiếng khung cửi dừng lại, cô gái trông gầy yếu hơn trước, mang theo vải đi ra.

“Ông lão, bà lão. Con chính là con hạc đã được cứu ngày trước đây. Vì muốn trả ơn nên mới hóa thành một cô gái mà đến đây. Nhưng đã đến lúc từ biệt rồi. Xin hai người hãy bảo trọng.”

Vừa nói xong, cô gái còn không kịp nghe ông bà lão ngăn cản, đột nhiên hóa thành con hạc, bay về trời.

Hạc lượn 3 vòng trên ngôi nhà, kêu lên “Quác, quác, quác” rồi bay về phía núi.

“Hạc này, không, là con gái chúng ta chứ. Cả ngươi cũng bảo trọng nhé” – Ông lão bà lão tiễn con hạc đi mãi.

Từ đó về sau, hai ông bà nhờ vào số tiền bán vải gấm, sống một cuộc sống hạnh phúc.