star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

TẾT TRUNG THU NHẬT BẢN


NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ TẾT TRUNG THU NHẬT BẢN

Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa Á Đông, vì thế nên họ có phong tục cúng trăng vào mùa thu. Vậy Tết Trung Thu ở Nhật Bản có gì đặc biệt? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!  

Tsukimi or Otsukimi - Tết Trung Thu tại Nhật Bản


Tết Trung thu tại Nhật Bản có tên là Tsukimi or Otsukimi (nghĩa là lễ hội ngắm trăng). Tsukimi được du nhập vào Nhật Bản từ hàng nghìn năm trước rồi truyền bá rộng rãi trên khắp nước Nhật. Tết Trung Thu ở Nhật Bản cũng giống với Tết Trung Thu Việt Nam, diễn ra vào ngày 15 tháng 8  âm lịch hằng năm. 

Cũng như tên gọi, vào ngày Tết Trung Thu ở Nhật Bản, tất cả mọi người sẽ trong các gia đình sẽ cùng nhau ngồi lại, quây quần, sum họp bên nhau, cùng trò chuyện thân mật, thưởng thức những chiếc bánh cùng với tách trà nóng, vui vẻ ngắm trăng, cảm nhận thực tế hơn về khung cảnh thơ mộng, yên bình, có chút se lạnh của mùa Thu.  

Từ xưa đến nay, theo quan niệm của người dân Nhật Bản thì trên mặt trăng không có hình ảnh chú Cuội, chị Hằng giống như nước ta mà chỉ có thỏ ngọc trên đó. Họ nghĩ rằng vào đêm Trung Thu, thỏ ngọc sẽ giã bánh Tsukimi - Dango trên mặt trăng. 

Người Nhật tổ chức lễ hội Tsukimi nhằm mục đích gì?


Vào ngày Tết Trung Thu ở Nhật Bản, người ta thường ăn mừng ngày này trong không khí khá trang trọng và yên tĩnh, mặc dù nó không phải luôn như vậy. Cho đến thời Minh Trị, Tsukimi từng là một ngày lễ hội, tất cả mọi người đều múa hát ăn mừng nhộn nhịp cả đêm. Đến thời Minh Trị ( Vào năm 1868 sau công nguyên) tục lệ này đã được thay đổi, hình thức ăn mừng Tết Trung Thu ở Nhật Bản trở nên trang nghiêm, yên tĩnh hơn. 

Mặc dù ngày lễ ngắm trăng này được bắt nguồn từ thời kỳ Nara (710 - 794 sau công nguyên), nhưng đến thời Heian (794 - 1185 sau công nguyên) thì nó mới trở nên phổ biến vì sự chú ý của tầng lớp quý tộc. Dần về sau, hằng năm cứ vào đúng dịp này, người Nhật thường đi thưởng ngoạn trên thuyền, cùng nhau thưởng thức bánh, nhâm nhi tách trà nóng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của khung cảnh mùa Thu rồi ngâm thơ, đối thơ. 

Những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Tsukimi


Thờ cúng mặt trăng – Thể hiện lòng biết ơn

Đầu tiên chính là một tục lệ truyền thống quan trọng trong ngày Tết Trung Thu ở Nhật Bản. Người Nhật thường sử dụng cỏ hoang, cây trồng và bánh dango Tsukimi đặt dưới mặt đất để cúng trăng. Phong tục này thường xuất hiện nhiều ở khu vực thành thị Nhật Bản

 

Trang trí nhà cửa bằng cỏ 
 

Người dân ở xứ sở Hoa Anh Đào thường trăng trí nhà cửa của mình vầng cỏ đồng hoang - biểu tượng của mùa Thu trong nét văn hóa Nhật Bản. Ngày xưa, loại cổ hoang này được dùng để làm mái nhà và thức ăn cho động vật. Người dân Nhật Bản quan niệm rằng, nếu trăng trí nhà cửa bằng cỏ lau thì sẽ có thể xua đuổi những linh hồn xấu. Cổ hoang sẽ được cắm bên trong những chiếc bình để trong nhà hay đặt trước cửa nhà như một lễ vật dâng lên mặt trăng. 

Thắp hương - Cầu nguyện cho Hạnh phúc


Trong thời gian Tết Trung Thu ở Nhật Bản thì các địa điểm đền thờ sẽ là nơi nổi tiếng nhất. Hầu như tất cả mọi người ai cũng diện một kimono truyền thống dân tộc để đến một ngôi đền, dâng hương với cả gia đình họ. 

Hầu hết các đền thờ tại Nhật Bản đều có tổ chức trình diễn những bài hát, những giai điệu múa truyền thống. Ở một số nơi tại Nhật còn tổ chức hẳn một cuộc diễu hành thật lớn và hoành tráng. Mọi người sẽ được cùng nhau xem múa lân ở mọi nơi, nhất là ở Chinatown – nằm ở Kobe và Yokohama.

Lời kết:


Trên đây là những thông tin kiến thức liên quan đến ngày Tết Trung thu tại Nhật Bản. Chúng tôi hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn có thể có thêm những hiểu biết về nền văn hóa Tết Trung Thu ở xứ sở Hoa Anh Đào nhé!

 

Nguồn : Sưu tầm